Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (BRICS) lần thứ 16 tại thành phố Kazan, Nga. Sự kiện quy tụ khoảng 20.000 đại biểu từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm 22 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo 6 tổ chức quốc tế, trong đó có Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.
Hội nghị năm nay đánh dấu lần đầu tiên BRICS được tổ chức theo định dạng mở rộng với 9 thành viên: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Với chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng”, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2023 thu hút sự chú ý toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều biến động địa chính trị. Các nhà lãnh đạo BRICS tập trung thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế, thiết lập hệ thống tài chính và chính trị mới công bằng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời đề cao vai trò của các nước đang phát triển trong quản trị toàn cầu.
BRICS đang nổi lên như một trong những khối kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, tính đến tháng 4/2024, Trung Quốc dẫn đầu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua tương đương (PPP) với 35.000 tỷ USD, Ấn Độ xếp thứ 3 với 14.600 tỷ USD và Nga đứng thứ 4 với 6.450 tỷ USD. BRICS hiện chiếm hơn 35% kinh tế toàn cầu với thị trường tiêu thụ khổng lồ gồm hơn 3 tỷ người. Dự báo đến năm 2030, BRICS sẽ chiếm 50% quy mô kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, 4 thành viên BRICS gồm Nga, Iran, Trung Quốc và Brazil nằm trong Top 10 quốc gia sở hữu trữ lượng tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới. Điều này càng củng cố vị thế và tiềm năng phát triển vượt bậc của BRICS trong tương lai.
Please share by clicking this button!
Visit our site and see all other available articles!